MỤC ĐÍCH
- Cung cấp bảng tổng hợp hỗ trợ bác sĩ và điều dưỡng về vấn đề chuẩn bị thuốc, thực hiện thuốc và bảo quản các dung dịch kháng sinh
- Cung cấp căn cứ cho các dược sĩ tham gia thực hành Dược lâm sàng tại Khoa lâm sàng.
I. PHẠM VI ÁP DỤNG
Áp dụng cho các bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện.
II. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1-Thông tin kê toa của các kháng sinh dùng tại bệnh viện 2-AHFS Drug information, 2018,
- Australian injectable drug handbook, seven edition, SHPA
- Handbook on injectable drug, 2013, American Society of Health-System Pharmacists
- Micromedex 2018
- Uptodate 2018
- Tờ thông tin sản phẩm lưu hành tại Anh, Mỹ 8-globalrph.com
III. NỘI DUNG HƯỚNG DẪN
- Hướng dẫn chuẩn bị thuốc, thực hiện thuốc và bảo quản dung dịch sau pha:Bảng 1
- Hướng dẫn về cách sử dụng các nội dung trong Bảng 1: Phụ lục 1
Một số về chuẩn bị thuốc, thực hiện thuốc và bảo quản thuốc:
- Cẩn đảm bảo nguyên tắc vô trùng trong chuẩn bị và thực hiện thuốc.
- Các kháng sinh sau hoàn nguyên và pha loãng nên được sử dụng ngay lập tức.
- Nếu chưa sử dụng ngay, cần tuân thủ nguyên tắc vô trùng trong bảo quản.
Một số lưu ý khác:
- Đối với các thuốc có dung môi kèm theo, sử dụng dung môi kèm theo theo khuyến cáo của Nhà sản xuất.
- Để có thêm thông tin về các dung môi tương hợp, tương kị; các thuốc tương hợp/tương kị khác, vui lòng liên hệ với Khoa Dược.
HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ THUỐC, THỰC HIỆN THUỐCVÀ BẢO QUẢN DUNG DỊCH SAU PHA CỦA CÁC KHÁNG SINH ĐƯỜNG TIÊM TRUYỀN
STT |
KS |
Hướng dẫn chuẩn bị thuốc |
Hướng dẫn thực hiện thuốc |
Hướng dẫn về bảo quản |
Lưu ý |
|
Hoàn nguyên |
Pha loãng để truyền tĩnh mạch |
|||||
1 |
Amikacin (500 mg/2 ml) |
Không |
Thể tích: 100 – 250 mL
Dung môi: NaCl0,9%, G5% |
Tiêm bắp: sâu vào bắp lớn Truyền TM: 30 – 60 phút |
NBB: dưới 25oC, tránh ẩm và ánh sáng, tránh đông lạnh. Sau pha loãng: ổn định trong vòng 24 giờ ở dưới 25oC. Nên sử dụng ngay sau khi pha. |
Không tiêm tĩnh mạch. |
2 |
Ampicillin+Sulbactam (1.0+0.5g) |
TM: 5 mL nước cất pha tiêm |
Thể tích: 50 – 500 mL (thường 50 – 100 mL), thu được dung dịch có nồng độ từ 3 – 45 mg/L
Dung môi: NaCl0,9%; Ringer lactat; G5% |
Tiêm TM chậm: từ 10 – 15 phút Truyền TM: 15 – 30 phút |
NBB: dưới 25oC Sau hoàn nguyên:ổn định trong vòng 1 giờ ở 25oC Sau pha loãng: ổn định trong 8 giờ ở 25oC khi pha trong NaCl0,9%; Ringerlactat hoặc nước cất pha tiêm; trong 2 giờ ở 25oC khi pha trong G5%. Nên sử dụng ngay sau khi pha. |
Nếu tiêm TM, phải tiêm chậm 10 – 15 phút để tránh nguy cơ co giật |
3 |
Cefazolin (1g) |
TM: 10 mL nước cất pha tiêm hoặc G5% *Nếu chỉ cần một phần của liều: 9.5 mL nước cất pha tiêm, dung dịch thu được có nồng độ 100 mg/mL, thể tích 10 mL. |
Thể tích: 50 – 100 mL
Dung môi: NaCl0,9%, G5%, Ringeractat |
Tiêm TM: chậm 3- 5 phút. Liều 2g tiêm trong ít nhất 5 phút Truyền TM: 10 – 60 phút |
NBB: dưới 25oC, tránh ánh sáng Sau hoàn nguyên:ổn định trong 24 giờ ở 2-8oC. Để trong tủ lạnh có thể hình thành tinh thể có thể hình thành nếu dung dịch để trong tủ lạnh. Lắc và làm ấm trong lòng bàn tay để tái hòa tan. Sau pha loãng: ổn địnhtrong 24 giờ ở 2-8oC. Nên sử dụng ngay sau khi pha. |
|
STT |
KS |
Hướng dẫn chuẩn bị thuốc |
Hướng dẫn thực hiện thuốc |
Hướng dẫn về bảo quản |
Lưu ý |
|
Hoàn nguyên |
Pha loãng để truyền tĩnh mạch |
|||||
4 |
Cefepim (1 g) |
TM: 10 mL G5% hoặc NaCl0,9%, dung dịch thu được nồng độ 100 mg/mL, thể tích sau pha: 11,3 mL. *Nếu chỉ cần một phần của liều: 8,7 mL G5% hoặc NaCl0,9%, dung dịch thu được nồng độ 100 mg/mL |
Thể tích: 50 – 100 mL
Dung môi: NaCl0,9%, G5%
Lưu ý: Nồng độ tối đa 40 mg/mL (pha 1 g trong 25 ml) |
Tiêm TM chậm: 3 – 5 phút Truyền TM: trên 30 phút Có thể truyền kéo dài tới 3- 4 giờ |
NBB: dưới 30oC, tránh ánh sáng Sau hoàn nguyên: ổn định trong 24 giờ ở 20-25oC, 7 ngày ở 2-8oC. Sau pha loãng: ổn định trong 24 giờ ở 20-25oC, 7 ngày ở 2- 8oC. Nên sử dụng ngay sau khi pha. |
|
5 |
Cefoperazon (1g) |
TM: 5 mL nước cất pha tiêm, NaCl0,9%, G5% hoặc G10% |
Thể tích: 20 – 500 mL (thường 20 -100 mL), thu được dung dịch có nồng độ 2 – 50 mg/mL
Dung môi: G5%, G10%, NaCl0,9%, Ringerlactat |
Truyền TM ngắt quãng: 15- 30 phút Truyền TM liên tục: dung dịch pha nồng độ 2 – 25 mg/mL |
NBB: dưới 25oC, tránh ánh sáng Sau hoàn nguyên: ổn định trong 24 giờ ở 15 – 25oC, trong 5 ngày ở 2-8OC với các dung dịch có nồng độ 100- 300 mg/mL trong nước cất pha tiêm, NaCl0,9% Sau pha loãng: ổn định trong 24 giờ ở 15 – 25oC, trong 5 ngày ở 2-8OCở nồng độ 2-50 mg/mL trong dung môi G5%, NaCl0,9% và nồng độ 2 mg/mL trong dung môi Ringerlactat. Nên sử dụng ngay sau khi pha. |
|
6 |
Cefoperazon/Sulbactam (0.5+0.5g hoặc 1g+1g) |
TM: 10 mLnước cất pha tiêm, G5%, NaCl0,9% |
Thể tích: 20 mL Dung môi: nước cất pha tiêm, G5%, NaCl0,9%, ringerlactat |
Tiêm TM: tiêm chậm trong tối thiểu 3 phút Truyền TM: 15 – 60 phút |
NBB: dưới 25oC, tránh ánh sáng Sau hoàn nguyên: ổn định trong 24giờ ở dưới 25oC. Nên sử dụng ngay sau khi pha. |
. |
STT |
KS |
Hướng dẫn chuẩn bị thuốc |
Hướng dẫn thực hiện thuốc |
Hướng dẫn về bảo quản |
Lưu ý |
|
Hoàn nguyên |
Pha loãng để truyền tĩnh mạch |
|||||
7 |
Cefotaxim (1g) |
TM: 10 mL nước cất pha tiêm *Nếu chỉ cần một phần liều: 9,6 mL nước cất pha tiêm, dung dịch thu được có thể tích 10 mL, nồng độ 100 mg/mL |
Thể tích: 50 – 100 mL, có thể tới 1000 mL.
Dung môi: NaCl0,9%, G5%, G10%, Ringerlactat |
Tiêm TM: chậm 3-5 phút Truyền TM ngắt quãng: 20 – 30 phút |
NBB: dưới 25oC, tránh ánh sáng Sau hoàn nguyên: dung dịch hoàn nguyên bằng nước cất pha tiêm: ổn định trong 24 giờ ở nhiệt độ dưới 22oC , tránh ánh sáng. Sau pha loãng: ổn định trong 24 giờ ở dưới 25oC. Nên sử dụng ngay sau khi pha. |
Cần tiêm tĩnh mạch chậm 3 – 5 phút, nhanh hơn có thể gây loạn nhịp tim đe dọa tính mạng. |
8 |
|
TM: 10-20 mL nước cất pha tiêm *Nếu chỉ cần một phần liều: 9,4 mL nước cất pha tiêm, dung dịch thu được có thể tích 10 mL và nồng độ 100 mg/mL. |
Thể tích: thường 50 – 100mL. Tối thiểu 25 mL (nồng độ tối đa 40 mg/mL),
Dung môi: G5%, NaCl0,9%, Ringerlactat |
Tiêm TM: chậm 3 – 5 phút để tránh kích ứng tĩnh mạch Truyền TM: 15 – 30 phút |
NBB: dưới 30oC, tránh ánh sáng Sau hoàn nguyên: ổn định trong12 giờ ở dưới 25oC, 24 giờ ở 2-8oC Sau pha loãng: ổn định trong 24 giờ ở dưới 25oC, 7 ngày ở 2-8oC. Nên sử dụng ngay sau khi pha. |
Trong khi hòa tan thuốc, carbon oxid giải phóng. Sau 1-2 phút dung dịch trong suốt. |
9 |
Ceftizoxim (1g) |
TM: sử dụng dung môi nước cất pha tiêm, NaCl0,9% hoặc G5% với thể tích phù hợp đảm bảo hòa tan |
Thể tích: 50 – 100 mL Dung môi: NaCl0,9%, G5% |
Tiêm TM: chậm Truyền TM: 30 phút – 2 giờ |
NBB: 15 – 30oC, tránh ánh sáng Sau hoàn nguyên: ổn định trong 24 giờ ở dưới 25oC, 96 giờ ở dưới 5oC. Nên sử dụng ngay sau khi pha. |
|
STT |
KS |
Hướng dẫn chuẩn bị thuốc |
Hướng dẫn thực hiện thuốc |
Hướng dẫn về bảo quản |
Lưu ý |
|
Hoàn nguyên |
Pha loãng để truyền tĩnh mạch |
|||||
10 |
|
TM: 10 mL nước cất pha tiêm
*Nếu chỉ cần một phần liều: 9,6 mL nước cất pha tiêm, dung dịch thu được có thể tích 10 mL, nồng độ 100 mg/mL |
Thể tích: pha với 50 – 100 mL để được nồng độ từ 10 – 40 mg/mL.Có thể pha thể tích lớn hơn. Dung môi: NaCl0,9%, G5%, G10% Lưu ý: Tương kị dung dịch có calci như Hartmann’s, Ringer’s, dịch nuôi dưỡng tĩnh mạch |
Tiêm TM: trong 2 -4 phút. Liều lớn hơn 1g nên truyền tĩnh mạch. Truyền TM: ít nhất 30 phút với liều 1g, ít nhất 1 giờ với liều 2 g |
NBB: dưới 25oC, tránh ánh sáng Sau hoàn nguyên: ổn định trong 6 giờ ở dưới 25oC, trong 24 giờ ở 2-8oC Sau pha loãng: ổn định trong 6 giờ ở dưới 25oC, trong 24 giờ ở 2-8oC. Nên sử dụng ngay sau khi pha. |
Không trộn ceftriaxone với dung dịch đường tĩnh mạch có calci. Nên dùng cách các chế phẩm với nhau, tráng thật kỹ dây truyền bằng dung môi tương hợp giữa các lần truyền. Với liều dưới 3g/ngày, nên dùng 1 lần/ngày để tăng hiệu quả điều trị. |
11 |
Cefuroxim (750 mg hoặc 1.5g) |
TM: 8 mL (với lọ 750 mg) nước cất pha tiêm, 15 mL (với lọ 1,5g), dung dịch thu được có nồng độ xấp xỉ 90 mg/mL |
Thể tích: 50 – 100 mL (tối thiểu 50 mL với liều 750 mg, 100 mL với liều 1g)
Dung môi:NaCl0,9%, G5%, Ringer lactat |
Tiêm TM: 3 – 5 phút Truyền TM: 30 – 60 phút Với liều lớn hơn 750 mg, ưu tiên dùng đường tĩnh mạch hơn. |
NBB: dưới 25oC, tránh ánh sáng Sau hoàn nguyên: ổn định trong 24 giờ ở dưới 25oC, trong 48 giờ ở 2 – 8oC Sau pha loãng: ổn định trong 24 giờ ở dưới 25oC , trong 7 ngày ở 2 – 8oC. Nên sử dụng ngay sau khi pha. |
|
12 |
Ciprofloxacin (200 mg/100 ml) |
Không |
Không |
Truyền TM: vào tĩnh mạch lớn, ít nhất 60 phút để giảm nguy cơ kích ứng tĩnh mạch. Vì truyền nhanh (dưới 30 phút) hoặc truyền qua tĩnh mạch nhỏ có thể dẫn tới kích ứng tại chỗ (viêm tắc tĩnh mạch, nóng, đau, ngứa, dị cảm, ban đỏ, sưng) tại vị trí truyền. |
NBB: dưới 30oC, tránh ánh sáng. Không để đông đá
Sau xé bao bì:sử dụng ngay. |
Các phản ứng vẫn có thể xảy ra khi đã truyền chậm, vào tĩnh mạch lớn, tuy nhiên sẽ hết sau khi kết thúc truyền. Cân nhắc ngừng truyền và điều trị phù hợp khi phản ứng xảy ra. |
STT |
KS |
Hướng dẫn chuẩn bị thuốc |
Hướng dẫn thực hiện thuốc |
Hướng dẫn về bảo quản |
Lưu ý |
|
Hoàn nguyên |
Pha loãng để truyền tĩnh mạch |
|||||
13 |
Clindamycin (600 mg/4 ml) |
Không |
Thể tích: tối thiểu 50 mL với liều 300-600 mg, tối thiểu 100 mL với liều 900-1200 mg. Nồng độ tối đa: 18 mg/mL.
Dung môi: NaCl0,9%, G5% |
Truyền TM: Tốc độ truyền tối đa: 30 mg/phút (ít nhất 20 phút với liều 600mg, ít nhất 40 phút với liều 1200 mg). Không truyền quá 1200 mg trong một giờ. |
NBB: 15- 30oC
Sau pha loãng: ổn định trong 24 giờ ở dưới 25oC trong dung môi G5%, NaCl0,9%. Nên sử dụng ngay sau khi pha. |
Không được tiêm TM lọ chưa pha loãng. Tốc độ truyền quá nhanh có thể gây hạ áp, ngừng tim Phản ứng phản vệ có thể xảy ra. Ngừng truyền và điều trị phù hợp Phản ứng dị ứng nặng trên da có thể xảy ra Sinh khả dụng 90%, cân nhắc chuyển tiêm-uống |
14 |
Colistimetehat natri (1 MUI) |
TM: 2 mL nước cất pha tiêm, lắc nhẹ tránh tạo bọt |
Thể tích: tối thiểu 100 mL với liều nạp, 50 mL với liều duy trì
Dung môi: NaCl0,9%, G5% |
Tiêm TM:chậm 3- 5 phút Truyền TM:chậm, tối thiểu 60 phút với liều nạp, 30 phút với liều duy trì |
NBB: dưới 25oC, tránh ánh sáng Sau hoàn nguyên: ổn định trong 8 giờ ở dưới 25oC, trong 24 giờ ở 2-8oC. Không để đông đá. Sau pha loãng: ổn địnhtrong 24 giờ ở dưới 25oC. Nên sử dụng ngay sau khi pha. |
|
15 |
Ertapenem (1g) |
TM:10 mL nước cất pha tiêm, NaCl0,9%, dung dịch thu được có nồng độ 100 mg/mL. |
Thể tích:tối thiểu50 mL (nồng độ tối đa 20 mg/mL) Pha loãng ngay sau khi hoàn nguyên Dung môi:NaCl0,9% |
Truyền TM:30 – 60 phút. Truyền trong vòng 6 giờ kể từ khi hoàn nguyên |
NBB: dưới 25oC Sau pha loãng:ổn định trong 6 giờ ở dưới 25oC hoặc 24 giờ ở 2-8oC. Sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh, dùng trong vòng 4 giờ. Nên sử dụng ngay sau khi pha. |
Không pha loãng vớiglucose hoặc dung dịch có chứa glucose Đường tiêm TM trực tiếp không được khuyến cáo với NSX. |
STT |
KS |
Hướng dẫn chuẩn bị thuốc |
Hướng dẫn thực hiện thuốc |
Hướng dẫn về bảo quản |
Lưu ý |
|
Hoàn nguyên |
Pha loãng để truyền tĩnh mạch |
|||||
16 |
Fosfomycin (1g) |
TM:20 mL nước cất pha tiêm, G5% |
Thể tích:thường 100 – 500 mL, đượcnồng độ khoảng 40 mg/mL trước khi truyền Liều 2g pha 50 mL Liều 4g pha 100 mL Liều từ 5g pha 200 mL
Dung môi:G5%, nước cất pha tiêm |
Tiêm TM: tối thiểu 5 phút Truyền TM: 4 g truyền trong 4 giờ |
NBB: dưới 25oC Sau hoàn nguyên:ổn định trong 24 giờ ở dưới 25oC trong điều kiện tránh ánh sáng Sau pha loãng:ổn định trong 24 giờ. Nên sử dụng ngay sau khi pha. |
Có thể gây viêm tĩnh mạch. Có thể gây hạ kali máu. Không truyền quá tốc độ khuyến nghị. Theo dõi triệu chứng: yêu, mệt, phù nề, co giật cơ. NSX không khuyến cáo pha bằng NaCl0,9%. |
17 |
Gentamycin (80 mg/2ml) |
Không |
Thể tích: 50 – 200 mL (thường pha tỉ lệ 1 ml dịch truyền cho 1 mg gentamicin) Dung môi: NaCl0,9%, G5%
Lưu ý: Có thể pha loãng vào 20 mL NaCl0,9% để tiêm tĩnh mạch chậm |
Tiêm bắp: tiêm vào khối cơ lớn. Không quá 4 mL ở mỗi vị trí tiêm. Truyền TM: 30 – 120 phút |
NBB: dưới 30oC, tránh ánh sáng Sau xé bao bì: sử dụng ngay Sau pha loãng: ổn định trong 24 giờ ở 25oC khi pha trong G5% hoặc NaCl0,9%. Nên sử dụng ngay sau khi pha. |
Không tiêm tĩnh mạch. |
STT |
KS |
Hướng dẫn chuẩn bị thuốc |
Hướng dẫn thực hiện thuốc |
Hướng dẫn về bảo quản |
Lưu ý |
|
Hoàn nguyên |
Pha loãng để truyền tĩnh mạch |
|||||
18 |
Imipenem/Cilastatin (0.5+0.5g) |
TM: 10 mL NaCl0,9% (tạo dung dịch) |
Thể tích: tối thiểu100 mL với liều 0,5/0,5g, 200 mL với liều 1/1g. Nồng dung dịch tối đa 5 mg/mL. Trên bệnh nhân cần giới hạn thể tích dịch, nồng độ tối đa 7 mg/mL. Dung môi: NaCl0,9%, G5%, G10%, Mannitol 5%, Mannitol 10% |
Truyền TM ngắt quãng: 20 – 30 phút với liều 0,5/0,5g, 40-60 phút với liều 1,0/1,0g |
NBB: dưới 25oC Sau hoàn nguyên với lidocain: ổn định trong vòng 1 giờ Sau hoàn nguyên để dùng đường TM: ổn định trong 4 giờ ở dưới 25oC, trong 24 giờ ở 2-8oC. Không để đông đá. Sau pha loãng: ổn định trong 4 giờ ở dưới 25oC, trong 24 giờ ở 2-8oC. Không để đông đá. Nên dùng ngay sau hoàn nguyên và pha loãng. Tốt nhất, thời gian từ khi bắt đầu hoàn nguyên tới khi kết thúc truyền không quá 2 giờ. |
Với đường TM, chỉ truyền TM, không tiêm TM trực tiếp.
Giảm tốc độ truyền nếu bệnh nhân có buồn nôn trong quá trình truyền. Tương kị dung dịch có lactat. |
19 |
Levofloxacin (500 mg/100 ml) |
Không |
Không |
Truyền TM Với liều 500 mg: tối thiểu 60 phút Với liều 750 mg: tối thiểu 90 phút |
NBB: dưới 30oC, tránh ánh sáng, trong bao bì kín Sau xé bao bì: sử dụng ngay trong vòng 3 giờ sau mở nắp khăng và chọc thủng nút chặn cao su. |
Tránh truyền nhanh vì có thể dẫn tới hạ huyết áp.
Không cần bảo vệ tránh ánh sáng trong lúc tiêm truyền |
20 |
Linezolid (600 mg/300 ml) |
Không |
Không |
Truyền TM: 30 – 120 phút |
NBB: dưới 25oC, tránh ánh sáng, trong bao bì kín Sau xé bao bì: sử dụng ngay |
Dung môi tương hợp: G5%, NaCl0,9%, Ringer lactat |
STT |
KS |
Hướng dẫn chuẩn bị thuốc |
Hướng dẫn thực hiện thuốc |
Hướng dẫn về bảo quản |
Lưu ý |
|
Hoàn nguyên |
Pha loãng để truyền tĩnh mạch |
|||||
21 |
Meropenem (0.5g hoặc 1g) |
TM: 10 mL với lọ 500 mg, 20 mL với lọ 1g, dung dịch thu được có thể tích 10-20 mL, nồng độ xấp xỉ 50 mg/mL. |
Thể tích: 50 – 200 mL
Dung môi: NaCl0,9%, G5% |
Tiêm TM: chậm trong ít nhất 5 phút Truyền TM: tối thiểu 15 – 30 phút |
NBB: dưới 25oC. Sau hoàn nguyên: ổn định trong 3 giờ ở dưới 25oC, trong 16 giờ ở 2- 8oC Sau pha loãng: –Pha trong NaCl0,9%: trong 3 giờ ở 25oC và trong 24 giờ ở 2-8oC. –Pha trong G5%: sử dụng ngay. Nên sử dụng ngay sau khi pha. |
Cân nhắc chế độ truyền kéo dài meropenem (3 giờ) để tối ưu hóa hiệu qur điều trị. |
22 |
Metronidazol (500 mg/100 ml) |
Không |
Không
Nếu cần, có thể tiếp tục pha loãng tỉ lệ 1:5 với dung môi tương hợp Dung môi: G5%, NaCl0,9% |
Truyền TM: tốc độ 25 mg/phút (liều 500 mg truyền trong tối thiểu 20 phút). |
NBB: dưới 30oC, tránh ánh sáng. Không để đông lạnh. Phơi nhiễm với ánh sáng phòng bình thường trong thời gian ngắn không ảnh hưởng tới độ ổn định. Tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp khi dùng thuốc Sau xé bao bì: dùng ngay |
|
23 |
Moxifloxacin (400 mg/250ml) |
Không |
Không |
Truyền TM: ít nhất 60 phút, tránh truyền nhanh. |
NBB: 15-30oC, tránh ánh sáng, trong bao bì kín. Dung dịch kết tủa dưới 15oC nhưng sẽ tự hòa tan lại ở nhiệt độ phòng Sau xé bao bì: dùng ngay |
Tương hợp với dung môi: nước cất pha tiêm, NaCl0,9%, G5%, G10%, Ringer lactat. |
STT |
KS |
Hướng dẫn chuẩn bị thuốc |
Hướng dẫn thực hiện thuốc |
Hướng dẫn về bảo quản |
Lưu ý |
|
Hoàn nguyên |
Pha loãng để truyền tĩnh mạch |
|||||
24 |
Piperacillin/tazobactam (4.0+0.5g) |
TM: 20 mL nước cất pha tiêm hoặc NaCl0,9% *Nếu chỉ cần một phần liều: 17 mL NaCl0,9% hoặc nước cất pha tiêm, dung dịch thu được có nồng độ 200 mg/mL |
Thể tích: ít nhất 50 mL. Thường 50 – 150 mL. Với bệnh nhân cần giới hạn lượng dịch, có thể truyền ngay 20 mL dung dịch sau hoàn nguyên mà không cần pha loãng. Nồng độ tối đa 200 mg/mL. Dung môi: NaCl0,9%, G5%, nước cất pha tiêm (tối đa 50 mL) |
Truyền TM: ít nhất 20 – 30 phút. Có thể tới 3 – 4 giờ trên bệnh nhân nặng |
NBB: dưới 25oC Sau hoàn nguyên: ổn định trong 24 giờ ở dưới 25oC, trong 48 giờ ở 2- 8oC Sau pha loãng: ổn địnhtrong 24 giờ ở 25oC, trong 1 tuần ở 2-8oC Nên sử dụng ngay sau khi pha. |
|
25 |
Ticarcillin/Clavulanat (3g+200mg) |
TM: 13 mLnước cất pha tiêm, thu được nồng độ xấp xỉ 200 mg/mL ticarcillin |
Thể tích:30 – 300 mL Nồng độ 10 – 100 mg/mL Dung môi: NaCl0,9%, G5%, ringerlactat |
Truyền TM: ít nhất 30 phút |
NBB: dưới 25oC Sau hoàn nguyên: ổn định trong 6 giờ ở dưới 25oC, trong 72 giờ ở 2-8oC Sau pha loãng: ổn định trong 24 giờ ở dưới 25oC trong dung môi NaCl0,9%, 6 giờ trong G5%, 12 giờ trong Ringerlactat Nên sử dụng ngay sau khi pha. |
|
26 |
Teicoplanin 200 mg/3 ml; 400 mg/3ml |
TM: tiêm dung môi chậm vào thành lọ, xoay nhẹ cho tới khi hòa tan (không lắc). Đặt lọ xuống trong 15 phút để tan bọt nếu có. Dung dịch thu được có nồng độ 200 mg/3 mL hoặc 400mg/3mL.
*Lưu ý: chế phẩm có đi kèm ống chứa sẵn nước cất pha tiêm.Thể tích rút được sẽ tương ứng với liều 200 hoặc 400 mg. |
Thể tích: 50 – 100 mL
Dung môi: G5%, NaCl0,9%, Ringer lactat |
Tiêm TM: tiêm chậm trong tối thiểu 5 phút Truyền TM: ít nhất 30 phút |
NBB: dưới 25oC Sau hoàn nguyên: ổn định trong 24 giờ ở 2-8oC. Sau pha loãng: ổn định trong 24 giờ ở 2-8oC Nên sử dụng ngay sau khi pha. |
|
STT |
KS |
Hướng dẫn chuẩn bị thuốc |
Hướng dẫn thực hiện thuốc |
Hướng dẫn về bảo quản |
Lưu ý |
|
Hoàn nguyên |
Pha loãng để truyền tĩnh mạch |
|||||
27 |
Tigecycin (50 mg) |
TM: 5,3 mL G5% hoặc NaCl0,9% hoặc ringer lactat. Dung dịch thu được có nồng độ: 10 mg/mL, thể tích rút được: 5 mL |
Thể tích: 100 mL. Nồng độ tối đa 1 mg/mL Dung môi: G5%, NaCl0,9%, ringer lactat |
Truyền TM: 30 – 60 phút |
NBB: dưới 25oC Sau hoàn nguyên: sử dụng ngay Sau pha loãng: ổn định trong 6 giờ ở 25oC, tới 24 giờ ở 2- 8oC Nên sử dụng ngay sau khi pha. |
Có thể gây đau và viêm tĩnh mạch ở vị trí tiêm. |
28 |
Vancomycin (1.0g) |
TM: 20 mL nước cất pha tiêm cho mỗi 1000 mg, dung dịch thu được có nồng độ 50 mg/mL. |
Thể tích: tối thiểu100 mL với liều 500 mg, tối thiểu 200 mL với liều 1g, thu được dung dịch nồng độ tối đa 5 mg/mL. Nên sử dụng dung dịch nồng độ 2,5- 5 mg/mL. Với bệnh nhân cần giới hạn lượng dịch, nồng độ tối đa 10 mg/mL (vd:liều 1g pha tối thiểu 100 mL) Dung môi: G5%, NaCl0,9% |
Truyền TM: tối thiểu 60 phút,tốc độ truyền tối đa 10 mg/phút. Liều 1g: tối thiểu 1 giờ Liều 1,5g: tối thiểu 1,5 giờ Liều 2g: tối thiểu 2 giờ |
NBB: dưới 30oC, tránh ánh sáng Sau hoàn nguyên: ổn định trong 8 giờ ở 25oC Sau pha loãng: ổn định trong 24 giờ ở dưới 25oC Nên sử dụng ngay sau khi pha. |
Chống chỉ định tiêm bắp và tiêm dưới da vì gây loét, hoại tử.Không khuyến cáo tiêm tĩnh mạch. Nồng độ quá cao hoặc tốc độ truyền nhanh làm tăng nguy cơ gặp các phản ứng khi truyền: hội chứng người đỏ (red man syndrome) |
PHỤ LỤC 1: HƯỚNG DẪN VỀ CÁCH SỬ DỤNG BẢNG 1
Các kí hiệu:
KS: kháng sinh
G5%: Glucose 5%, G10%: Glucose 10%
TB: tiêm bắp
TM: tĩnh mạch
NBB: nguyên bao bì
STT |
KS |
Hướng dẫn chuẩn bị thuốc |
Hướng dẫn thực hiện thuốc |
Hướng dẫn về bảo quản |
Lưu ý |
|
Hoàn nguyên |
Pha loãng để truyền tĩnh mạch |
|||||
|
Tên kháng sinh |
TB: Cung cấp thông tin về dung môi, thể tích dung môi cần sử dụng trong hoàn nguyên để tiêm bắp.
TM: Cung cấp thông tin về dung môi, thể tích dung môi cần sử dụng trong hoàn nguyên để tiêm TM trực tiếp hoặc để tiếp tục pha loãng và truyền TM
*Lưu ý: Thuốc có thông tin về “TM” trong mục “Hoàn nguyên” không có nghĩa thuốc có thể dùng đường tiêm tĩnh mạch trực tiếp. Cần xem mục “Hướng dẫn thực hiện thuốc” để biết các đường dùngcủa thuốc được khuyến cáo. |
Thể tích: Cung cấp thông tin về thể tích dung môi cần dùng để pha loãng sau hoàn nguyên, thông tin về khoảng nồng độ pha loãng, thể tích tối thiểu/nồng độ tối đa trong các trường hợp cần giới hạn dịch (nếu có)
Dung môi: Cung cấp thông tin về các dung môi được khuyến cáo sử dụng trong pha loãng theo tờ thông tin kê toa của NSX |
TB: Cung cấp hướng dẫn về cách dùng đường tiêm bắp (vị trí tiêm, thể tích tiêm, thời gian tiêm)
Tiêm TM: Cung cấp hướng dẫn về cách dùng đường tiêm tĩnh mạch (thể tích tiêm, thời gian tiêm)
Truyền TM: Cung cấp hướng dẫn về cách dùng đường truyền tĩnh mạch (thời gian truyền, tốc độ truyền) |
NBB: Cung cấp hướng dẫn về bảo quản dạng còn nguyên bao bì
Sau hoàn nguyên: Cung cấp hướng dẫn vể bảo quản dung dịch sau hoàn nguyên để tiêm bắp, dung dịch sau hoàn nguyên để tiêm/truyền TM (thời gian bảo quản, nhiệt độ bảo quản)
Sau pha loãng: Cung cấp hướng dẫn về bảo quản dung dịch sau pha loãng để truyền tĩnh mạch |
Một số lưu ý đặc biệt |